Tại Đà Nẵng, thực trạng nguồn nước đầu vào đang bị ô nhiễm trầm trọng
Hiện nay nguồn nước cấp cho Đà Nẵng cũng đang trong tình trạng báo động: Vừa nhiễm mặn, vừa đỏ đục như nước bùn khiến cho Nhà máy Nước Cầu Đỏ phải chật vật xử lý. Chưa bao giờ ở Đà nẵng có nguồn nước thô vừa đục vừa mặn như năm nay. “Các năm trước, trong một thời điểm, nước chỉ đục hoặc mặn, chứ không khi nào bị cả hai tình trạng trên. Có thể nói, hiện tượng này chưa từng có trong lịch sử”, ông Tôn Thất Du, Phó Giám đốc Xí nghiệp Sản xuất nước của Nhà máy Nước Cầu Đỏ lo lắng. Chỉ ra dòng sông bên cạnh nhà máy, ông Du nói, từ năm 2000 đến nay, dòng sông hầu như không còn màu trong xanh nữa, mà giống như màu bùn. Trong tháng 7, có lúc độ đục “lập đỉnh” tới gần 1.800 NTU, nên phải liên tục theo dõi nước sông để chặn lại kịp thời và xử lý rất khó khăn: Vừa xác định liều lượng hóa chất đưa vào nước cho thích hợp, vừa thường xuyên vệ sinh, súc xả công trình lắng lọc. Do nước sông quá đục nên phải sử dụng phèn nhiều hơn để xử lý cho nước trong,và vì vậy mà liều lượng cũng cần phải rất tương thích mới đảm bảo để đưa nước về cho người dân nông thôn sử dụng. Chính vì vậy, với 0,0984kg/m3, tỷ lệ sử dụng phèn trong năm nay được xem là cao nhất trong 5 năm trở lại đây và vượt cao hơn nhiều so với giới hạn tiêu chuẩn theo quy định. Theo ông Du nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do khai thác khoáng sản,chất thải công nghiệp,rác thải sinh hoạt,chặt phá rừng… gây ảnh hưởng đến nước đầu nguồn.
Đục thì còn có thể xử lý được, còn khi độ mặn vượt ngưỡng, không còn cách nào khác, người ta phải bỏ nguồn nước mặn để lấy nước từ một nguồn khác. Độ mặn tăng đột biến, phủ toàn bộ vùng hợp lưu sông Yên và sông Túy Loan đến đoạn qua Nhà máy Nước Cầu Đỏ, khiến những người xử lý nước lao đao. Theo giải thích của ông Du, áp lực của bão số 13 trong tháng 10/2013 vừa qua đã ép nước biển dâng vào, trong khi đó, nguồn nước đầu nguồn quá yếu, không đủ để hòa nước và đẩy áp lực nước biển đi;độ mặn có thời điểm được đẩy lên tới 900mg/l, trong khi chuẩn chất lượng cho nước sinh hoạt chỉ vào khoảng 100mg/l. Do đó, Nhà máy Nước Cầu Đỏ phải thường xuyên vận hành bơm dự phòng từ trạm bơm An Trạch để tiếp nước. Theo thống kê từ Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng, từ tháng 5 đến nay, trạm An Trạch đã bơm đến 1.500 giờ cho Nhà máy Nước Cầu Đỏ. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng cực đỉnh mùa hè vừa qua, trạm bơm hoạt động liên tục từ 0 giờ hằng ngày. Thời gian bơm này được xem là gấp 2-3 lần so với mọi năm. Điều này làm tăng chi phí sản xuất nước ở Nhà máy nước Cầu Đỏ, vì nơi này vừa phải mua nước thô, vừa tiêu thụ nhiều điện năng hơn.
Bên cạnh đó,Đà Nẵng những năm tới có nguy cơ thiếu nước máy sinh hoạt và nước ăn,uống. Văn phòng BCĐ Ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng TP Đà Nẵng phối hợp với Viện chuyển đổi môi trường và xã hội vừa tổ chức Hội nghị định hướng các giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt TP Đà Nẵng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đà Nẵng là một trung tâm kinh tế có vai trò quan trọng trong khu vực miền Trung. Tuy nhiên, các nhà quy hoạch cũng thừa nhận rằng thành phố sẽ phải đối mặt với áp lực nghiêm trọng liên quan đến nguồn nước trong thập kỷ này và các thập kỷ tới do sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số, do nhu cầu sử dụng nước ở khu vực thượng nguồn và do các hiểm họa về khí hậu. Theo Viện Chuyển đổi môi trường và xã hội, dân số của Đà Nẵng hiện nay là trên 900.000 người, dự đoán sẽ tăng lên 1.200.000 người vào năm 2015. Các dự báo dựa trên quy hoạch tổng thể đô thị chỉ ra rằng, nguồn nước sạch sinh hoạt và nước ăn uống của thành phố Đà Nẵng sẽ không thể đáp ứng nhu cầu vào năm 2015 và sẽ chỉ đáp ứng nhu cầu được dưới 50% nhu cầu của năm 2025.
Tuy nhiên, những dự đoán này vẫn chưa tính đến các tác động của biến đổi khí hậu và phát triển khu vực nguồn nước ở khu vực thượng lưu đối (như xây đập, xây hồ). Nhiều khu vực thượng lưu này thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam và vì thế không thuộc quyền kiểm soát của Đà Nẵng. Kế hoạch ứng phó với biển đổi khí hậu của thành phố Đà Nẵng (năm 2013) đã nêu bật mối lo ngại rằng tình trạng hạn hán, nước bị nhập mặn, ô nhiễm từ lũ lụt, sự gia tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng cực đoan sẽ đe dọa nguồn nước mặt của thành phố. Cùng với vấn đề thiếu nước sạch vào mùa khô thì tình trạng lũ lụt, ngập úng trên diện rộng cũng thường xuyên diễn ra trong khu vực đô thị trong mùa mưa bão,gần đây nhất là cơn bão 13 trong tháng 10 năm 2013. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng, Đà Nẵng đang gánh chịu những tác động của thiên tai đến hoạt động của con người, môi trường sống nói chung và đặc biệt là tài nguyên nước nói riêng. Nguồn nước cung cấp cho ăn uống, sinh hoạt, nông nghiệp công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn thành phố chủ yếu lấy từ nguồn nước của sông Vu Gia, nước chảy về sông Yên, về sông Cầu Đỏ và cung cấp nước cho nhà máy cầu Đỏ. Các năm trước, nguồn nước tại sông cầu Đỏ không bị nhiễm mặn hoạc chỉ nhiễm mặn ít. Tuy nhiên, đến năm 2012 thì vấn đề nhiễm mặn nguồn nước trở nên nóng bỏng và đến năm 2013 thì trở nên đặc biệt nghiêm trọng. Cụ thể, số ngày nước bị nhiễm mặn vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong năm 2012 là 87 ngày, nhưng từ đầu năm 2013 đến nay, số ngày nước cầu Đỏ bị nhiễm mặn là 171 ngày.Trước thực trạng đó, Viện Chuyển đổi môi trường và xã hội phối hợp Văn phòng Ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng TP Đà Nẵng triển khai dự án “Đánh giá toàn diện nhằm hướng đến khả năng chống chịu biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước TP Đà Nẵng” từ tháng 11/2012 – 10/2014. Mục đích của dự án là đánh giá tổng thể hiện trạng về trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước mặt của TP Đà Nẵng nhằm xây dựng giải pháp quy hoạch, quản lý tài nguyên nước của thành phố Đà Nẵng, đáp ứng nhu cầu phát triển và thích ứng với biển đổi khí hậu. Tiếp đó, nước sông Cầu Đỏ, nơi đặt Nhà máy nước Đà Nẵng bị nhiễm mặn nghiêm trọng từ tháng 7-2012. Từ đầu năm 2013 đến nay, nước sông tiếp tục bị nhiễm mặn.Bơm nước từ đập dâng An Trạch về xử lý, cấp nước sạch cho nhân dân TP Đà Nẵng do nước sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn nghiêm trọng.
Nhà máy nước Đà Nẵng phải thay đổi vị trí bơm lấy nguồn nước thô cách xa nhà máy gần 10 km, đưa về để xử lý, bảo đảm cấp nước đạt chuẩn cho gần một triệu dân thành phố. Lượng mưa cả năm 2012 trên lưu vực sông Vu Gia (Quảng Nam), thượng nguồn của sông Yên - nguồn nước chủ yếu cung cấp cho TP Đà Nẵng trung bình chỉ đạt 40% so với lượng mưa trung bình nhiều năm trước. Lượng mưa từ đầu năm 2013 đến nay quá thấp. Mực nước trên sông này tại thị trấn Ái Nghĩa ngày 18-3 đo được là 2,21 m, đây là mực nước thấp kỷ lục trong tháng 3, kể từ 30 năm nay. Nước sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn nghiêm trọng liên tục, cho nên từ tháng 11-2012, Công ty TNHH một thành viên cấp nước Đà Nẵng (DAWACO) đang rất lo lắng về tình trạng nguồn nước đầu vào để lọc cho người dân sử dụng và coong ty đã phải chuyển từ việc lấy nước thô tại vị trí sông Cầu Đỏ ở phường Hòa Thọ Tây (quận Cẩm Lệ), sang vận hành bơm nước liên tục từ trạm bơm phòng mặn của đập An Trạch nằm trên địa bàn xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang), cách nhà máy gần 10 km. Nhưng mực nước ở đập dâng An Trạch cũng đạt thấp, dao động ở mức 1,6 đến 1,8 m. Trong khi mực nước cần thiết để đạt độ an toàn cho trạm bơm hoạt động là từ 1,8 đến 2 m, mặc dù đã đóng kín toàn bộ các cửa xả của hệ thống đập An Trạch là Hà Thanh, Bàu Mít và Thanh Quýt. Chúng tôi có mặt ở Xí nghiệp sản xuất nước Cầu Đỏ, Giám đốc xí nghiệp Nguyễn Minh Chính cho biết: "Chưa có năm nào nguồn nước thiếu trầm trọng như năm nay. Nước sông Cầu Đỏ nhiễm mặn kéo dài từ đầu tháng 7-2012 đến nay là hiện tượng bất thường. Độ mặn cao đến 2.913 mg/l, gấp 12 lần cho phép. Ngày 15-12-2012, độ nhiễm mặn lên đến 6.435 mg/l, gấp 26 lần độ nhiễm mặn cho phép. Xí nghiệp đã tập trung cán bộ, công nhân trực bơm nước từ đập An Trạch về xử lý, khối lượng khoảng hơn ba triệu m3, với lưu lượng trung bình bơm 180 nghìn m3/ngày đêm, bảo đảm cấp nước đạt chuẩn cho nhân dân thành phố". Không chỉ nguồn nước từ thượng nguồn đổ về thiếu bất thường, nước sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn do triều cường, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người dân TP Đà Nẵng.Trong khi đó, theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, tình hình hạn hán, thiếu nước còn tiếp tục diễn ra căng thẳng trong suốt mùa khô năm nay". Thực trạng thiếu nguồn nước ở hạ lưu sông Vu Gia và sông Yên đổ về TP Đà Nẵng có nhiều nguyên nhân. Theo Phó Giám đốc Huỳnh Vạn Thắng, có ba nguyên nhân chính, ngoài lượng mưa năm 2012 giảm mạnh và đầu năm 2013 thấp, còn có nguyên nhân Nhà máy Thủy điện Đắc Mi 4 không xả nước về chống hạn hạ du sông Vu Gia và nhánh sông Quảng Huế bị mở rộng do lũ lụt gây ra, làm lưu lượng nước từ sông Vu Gia chảy về sông Thu Bồn tại ngã ba Giao Thủy nhiều hơn so với những năm trước.Để khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở Đà Nẵng và sản xuất nông nghiệp tại hai huyện Đại Lộc và Điện Bàn (Quảng Nam) trong mùa khô hạn năm nay, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam - chủ đầu tư Nhà máy Thủy điện Đắc Mi 4 thiết kế cống điều tiết tại tuyến đập thủy điện Đắc Mi 4, có khả năng xả nước 25 m3/giây trả về lại sông Đắc Mi chảy vào sông Vu Gia để chống hạn hạ du theo tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Công văn số 2840/VPCP-KTN ngày 29-4-2010 "Về tình hình thiếu nước ở hạ du sông Vu Gia liên quan đến Dự án Thủy điện Đắc Mi 4 Khát nước sạch người dân kêu trời ¬ Nhiều khu dân cư vẫn chưa có nước sạch để dùng Tại phường Hòa Xuân, Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, dù nằm giáp ranh sông Cổ Cò và sông Vĩnh Điện nhưng hơn 7 năm qua, gần 100 hộ dân vẫn không có nước sạch để dùng. Tất cả họ đều sử dụng nước giếng khoan, dù khoan sâu đến 20 - 30 m mà vẫn có mùi tanh nồng, để một lúc đã nổi váng đóng kín trên mặt, rồi từ từ chuyển sang màu vàng ố. “Vì vậy nhà nào cũng phải xây bể để lọc nước. Lọc nước xong chỉ để… tắm, giặt giũ thôi. Dân ở đây làm nông nghiệp, đời sống khó khăn, mỗi tháng phải bỏ vài trăm nghìn đồng để mua bình nước lọc về dùng”, ông Trần Thanh Tuấn (tổ 32) nói.
Tương tự, hơn 210 hộ dân ở Thạch Sơn và xóm Cồn, Hòa Hiệp Nam, Liên Chiểu, cũng phải dùng nước giếng bị nhiễm bẩn để sinh hoạt và ăn uống. Bà Nguyễn Thị Nam, 76 tuổi, phường Hòa Hiệp Nam, nói: “Nước giếng múc lên vàng khè và có mùi hôi rất khó chịu. Quần áo đồng phục của mấy đứa nhỏ giặt giũ ở giếng này cũng ố màu theo”. Theo phản ánh của người dân, trước kia nước ở Thạch Sơn và xóm Cồn rất ngọt và trong vắt. Nhưng từ khi KCN Hòa Khánh về án ngữ thì nước ngầm bắt đầu nhiễm bẩn và có biểu hiện bất thường. Ông Bùi Văn Quốc, Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Nam, cho biết: “Do nguồn nước bị nước thải từ KCN Hòa Khánh ngấm vào gây ô nhiễm, người dân chỉ sử dụng giếng khoan hoặc giếng khơi vì nước máy chưa về đến đây nên mức độ ô nhiễm càng nặng nề hơn”. Trong khi đó, tại trung tâm thành phố, trong những ngày qua một số nơi cũng đã diễn ra tình trạng cắt điện dẫn đến cúp nước liên tục. Theo ông Nguyễn Trường Ảnh, Giám đốc Công ty Cấp nước Đà Nẵng, hiện nguồn nước tại Nhà máy nước Cầu Đỏ bị nhiễm mặn nên chất lượng nước không được bảo đảm. Do đó, đơn vị phải lấy nước từ đập An Trạch nên chi phí đầu vào tăng cao, khiến hoạt động của doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn. “Nếu khu vực này bị cúp điện thì nguy cơ thiếu nước sinh hoạt là điều khó tránh khỏi trong mùa khô. Muốn có nước sạch phải đi mua Thực trạng trên đã tồn tại suốt hơn 3 năm qua tại xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam). Để có nước sinh hoạt, từ tờ mờ sáng đến chiều tối, ông Võ Tấn Hiệp phải vất vả chèo thuyền vượt hơn 5 km từ bên thôn Nhơn Bồi, xã Duy Thành sang bên thôn 1 xã Duy Nghĩa để mua nước về phân phối lại cho bà con trong làng.
Hiện nay nguồn nước cấp cho Đà Nẵng cũng đang trong tình trạng báo động: Vừa nhiễm mặn, vừa đỏ đục như nước bùn khiến cho Nhà máy Nước Cầu Đỏ phải chật vật xử lý. Chưa bao giờ ở Đà nẵng có nguồn nước thô vừa đục vừa mặn như năm nay. “Các năm trước, trong một thời điểm, nước chỉ đục hoặc mặn, chứ không khi nào bị cả hai tình trạng trên. Có thể nói, hiện tượng này chưa từng có trong lịch sử”, ông Tôn Thất Du, Phó Giám đốc Xí nghiệp Sản xuất nước của Nhà máy Nước Cầu Đỏ lo lắng. Chỉ ra dòng sông bên cạnh nhà máy, ông Du nói, từ năm 2000 đến nay, dòng sông hầu như không còn màu trong xanh nữa, mà giống như màu bùn. Trong tháng 7, có lúc độ đục “lập đỉnh” tới gần 1.800 NTU, nên phải liên tục theo dõi nước sông để chặn lại kịp thời và xử lý rất khó khăn: Vừa xác định liều lượng hóa chất đưa vào nước cho thích hợp, vừa thường xuyên vệ sinh, súc xả công trình lắng lọc. Do nước sông quá đục nên phải sử dụng phèn nhiều hơn để xử lý cho nước trong,và vì vậy mà liều lượng cũng cần phải rất tương thích mới đảm bảo để đưa nước về cho người dân nông thôn sử dụng. Chính vì vậy, với 0,0984kg/m3, tỷ lệ sử dụng phèn trong năm nay được xem là cao nhất trong 5 năm trở lại đây và vượt cao hơn nhiều so với giới hạn tiêu chuẩn theo quy định. Theo ông Du nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do khai thác khoáng sản,chất thải công nghiệp,rác thải sinh hoạt,chặt phá rừng… gây ảnh hưởng đến nước đầu nguồn.
Đục thì còn có thể xử lý được, còn khi độ mặn vượt ngưỡng, không còn cách nào khác, người ta phải bỏ nguồn nước mặn để lấy nước từ một nguồn khác. Độ mặn tăng đột biến, phủ toàn bộ vùng hợp lưu sông Yên và sông Túy Loan đến đoạn qua Nhà máy Nước Cầu Đỏ, khiến những người xử lý nước lao đao. Theo giải thích của ông Du, áp lực của bão số 13 trong tháng 10/2013 vừa qua đã ép nước biển dâng vào, trong khi đó, nguồn nước đầu nguồn quá yếu, không đủ để hòa nước và đẩy áp lực nước biển đi;độ mặn có thời điểm được đẩy lên tới 900mg/l, trong khi chuẩn chất lượng cho nước sinh hoạt chỉ vào khoảng 100mg/l. Do đó, Nhà máy Nước Cầu Đỏ phải thường xuyên vận hành bơm dự phòng từ trạm bơm An Trạch để tiếp nước. Theo thống kê từ Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng, từ tháng 5 đến nay, trạm An Trạch đã bơm đến 1.500 giờ cho Nhà máy Nước Cầu Đỏ. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng cực đỉnh mùa hè vừa qua, trạm bơm hoạt động liên tục từ 0 giờ hằng ngày. Thời gian bơm này được xem là gấp 2-3 lần so với mọi năm. Điều này làm tăng chi phí sản xuất nước ở Nhà máy nước Cầu Đỏ, vì nơi này vừa phải mua nước thô, vừa tiêu thụ nhiều điện năng hơn.
Bên cạnh đó,Đà Nẵng những năm tới có nguy cơ thiếu nước máy sinh hoạt và nước ăn,uống. Văn phòng BCĐ Ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng TP Đà Nẵng phối hợp với Viện chuyển đổi môi trường và xã hội vừa tổ chức Hội nghị định hướng các giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt TP Đà Nẵng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đà Nẵng là một trung tâm kinh tế có vai trò quan trọng trong khu vực miền Trung. Tuy nhiên, các nhà quy hoạch cũng thừa nhận rằng thành phố sẽ phải đối mặt với áp lực nghiêm trọng liên quan đến nguồn nước trong thập kỷ này và các thập kỷ tới do sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số, do nhu cầu sử dụng nước ở khu vực thượng nguồn và do các hiểm họa về khí hậu. Theo Viện Chuyển đổi môi trường và xã hội, dân số của Đà Nẵng hiện nay là trên 900.000 người, dự đoán sẽ tăng lên 1.200.000 người vào năm 2015. Các dự báo dựa trên quy hoạch tổng thể đô thị chỉ ra rằng, nguồn nước sạch sinh hoạt và nước ăn uống của thành phố Đà Nẵng sẽ không thể đáp ứng nhu cầu vào năm 2015 và sẽ chỉ đáp ứng nhu cầu được dưới 50% nhu cầu của năm 2025.
Tuy nhiên, những dự đoán này vẫn chưa tính đến các tác động của biến đổi khí hậu và phát triển khu vực nguồn nước ở khu vực thượng lưu đối (như xây đập, xây hồ). Nhiều khu vực thượng lưu này thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam và vì thế không thuộc quyền kiểm soát của Đà Nẵng. Kế hoạch ứng phó với biển đổi khí hậu của thành phố Đà Nẵng (năm 2013) đã nêu bật mối lo ngại rằng tình trạng hạn hán, nước bị nhập mặn, ô nhiễm từ lũ lụt, sự gia tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng cực đoan sẽ đe dọa nguồn nước mặt của thành phố. Cùng với vấn đề thiếu nước sạch vào mùa khô thì tình trạng lũ lụt, ngập úng trên diện rộng cũng thường xuyên diễn ra trong khu vực đô thị trong mùa mưa bão,gần đây nhất là cơn bão 13 trong tháng 10 năm 2013. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng, Đà Nẵng đang gánh chịu những tác động của thiên tai đến hoạt động của con người, môi trường sống nói chung và đặc biệt là tài nguyên nước nói riêng. Nguồn nước cung cấp cho ăn uống, sinh hoạt, nông nghiệp công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn thành phố chủ yếu lấy từ nguồn nước của sông Vu Gia, nước chảy về sông Yên, về sông Cầu Đỏ và cung cấp nước cho nhà máy cầu Đỏ. Các năm trước, nguồn nước tại sông cầu Đỏ không bị nhiễm mặn hoạc chỉ nhiễm mặn ít. Tuy nhiên, đến năm 2012 thì vấn đề nhiễm mặn nguồn nước trở nên nóng bỏng và đến năm 2013 thì trở nên đặc biệt nghiêm trọng. Cụ thể, số ngày nước bị nhiễm mặn vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong năm 2012 là 87 ngày, nhưng từ đầu năm 2013 đến nay, số ngày nước cầu Đỏ bị nhiễm mặn là 171 ngày.Trước thực trạng đó, Viện Chuyển đổi môi trường và xã hội phối hợp Văn phòng Ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng TP Đà Nẵng triển khai dự án “Đánh giá toàn diện nhằm hướng đến khả năng chống chịu biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước TP Đà Nẵng” từ tháng 11/2012 – 10/2014. Mục đích của dự án là đánh giá tổng thể hiện trạng về trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước mặt của TP Đà Nẵng nhằm xây dựng giải pháp quy hoạch, quản lý tài nguyên nước của thành phố Đà Nẵng, đáp ứng nhu cầu phát triển và thích ứng với biển đổi khí hậu. Tiếp đó, nước sông Cầu Đỏ, nơi đặt Nhà máy nước Đà Nẵng bị nhiễm mặn nghiêm trọng từ tháng 7-2012. Từ đầu năm 2013 đến nay, nước sông tiếp tục bị nhiễm mặn.Bơm nước từ đập dâng An Trạch về xử lý, cấp nước sạch cho nhân dân TP Đà Nẵng do nước sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn nghiêm trọng.
Nhà máy nước Đà Nẵng phải thay đổi vị trí bơm lấy nguồn nước thô cách xa nhà máy gần 10 km, đưa về để xử lý, bảo đảm cấp nước đạt chuẩn cho gần một triệu dân thành phố. Lượng mưa cả năm 2012 trên lưu vực sông Vu Gia (Quảng Nam), thượng nguồn của sông Yên - nguồn nước chủ yếu cung cấp cho TP Đà Nẵng trung bình chỉ đạt 40% so với lượng mưa trung bình nhiều năm trước. Lượng mưa từ đầu năm 2013 đến nay quá thấp. Mực nước trên sông này tại thị trấn Ái Nghĩa ngày 18-3 đo được là 2,21 m, đây là mực nước thấp kỷ lục trong tháng 3, kể từ 30 năm nay. Nước sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn nghiêm trọng liên tục, cho nên từ tháng 11-2012, Công ty TNHH một thành viên cấp nước Đà Nẵng (DAWACO) đang rất lo lắng về tình trạng nguồn nước đầu vào để lọc cho người dân sử dụng và coong ty đã phải chuyển từ việc lấy nước thô tại vị trí sông Cầu Đỏ ở phường Hòa Thọ Tây (quận Cẩm Lệ), sang vận hành bơm nước liên tục từ trạm bơm phòng mặn của đập An Trạch nằm trên địa bàn xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang), cách nhà máy gần 10 km. Nhưng mực nước ở đập dâng An Trạch cũng đạt thấp, dao động ở mức 1,6 đến 1,8 m. Trong khi mực nước cần thiết để đạt độ an toàn cho trạm bơm hoạt động là từ 1,8 đến 2 m, mặc dù đã đóng kín toàn bộ các cửa xả của hệ thống đập An Trạch là Hà Thanh, Bàu Mít và Thanh Quýt. Chúng tôi có mặt ở Xí nghiệp sản xuất nước Cầu Đỏ, Giám đốc xí nghiệp Nguyễn Minh Chính cho biết: "Chưa có năm nào nguồn nước thiếu trầm trọng như năm nay. Nước sông Cầu Đỏ nhiễm mặn kéo dài từ đầu tháng 7-2012 đến nay là hiện tượng bất thường. Độ mặn cao đến 2.913 mg/l, gấp 12 lần cho phép. Ngày 15-12-2012, độ nhiễm mặn lên đến 6.435 mg/l, gấp 26 lần độ nhiễm mặn cho phép. Xí nghiệp đã tập trung cán bộ, công nhân trực bơm nước từ đập An Trạch về xử lý, khối lượng khoảng hơn ba triệu m3, với lưu lượng trung bình bơm 180 nghìn m3/ngày đêm, bảo đảm cấp nước đạt chuẩn cho nhân dân thành phố". Không chỉ nguồn nước từ thượng nguồn đổ về thiếu bất thường, nước sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn do triều cường, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người dân TP Đà Nẵng.Trong khi đó, theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, tình hình hạn hán, thiếu nước còn tiếp tục diễn ra căng thẳng trong suốt mùa khô năm nay". Thực trạng thiếu nguồn nước ở hạ lưu sông Vu Gia và sông Yên đổ về TP Đà Nẵng có nhiều nguyên nhân. Theo Phó Giám đốc Huỳnh Vạn Thắng, có ba nguyên nhân chính, ngoài lượng mưa năm 2012 giảm mạnh và đầu năm 2013 thấp, còn có nguyên nhân Nhà máy Thủy điện Đắc Mi 4 không xả nước về chống hạn hạ du sông Vu Gia và nhánh sông Quảng Huế bị mở rộng do lũ lụt gây ra, làm lưu lượng nước từ sông Vu Gia chảy về sông Thu Bồn tại ngã ba Giao Thủy nhiều hơn so với những năm trước.Để khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở Đà Nẵng và sản xuất nông nghiệp tại hai huyện Đại Lộc và Điện Bàn (Quảng Nam) trong mùa khô hạn năm nay, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam - chủ đầu tư Nhà máy Thủy điện Đắc Mi 4 thiết kế cống điều tiết tại tuyến đập thủy điện Đắc Mi 4, có khả năng xả nước 25 m3/giây trả về lại sông Đắc Mi chảy vào sông Vu Gia để chống hạn hạ du theo tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Công văn số 2840/VPCP-KTN ngày 29-4-2010 "Về tình hình thiếu nước ở hạ du sông Vu Gia liên quan đến Dự án Thủy điện Đắc Mi 4 Khát nước sạch người dân kêu trời ¬ Nhiều khu dân cư vẫn chưa có nước sạch để dùng Tại phường Hòa Xuân, Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, dù nằm giáp ranh sông Cổ Cò và sông Vĩnh Điện nhưng hơn 7 năm qua, gần 100 hộ dân vẫn không có nước sạch để dùng. Tất cả họ đều sử dụng nước giếng khoan, dù khoan sâu đến 20 - 30 m mà vẫn có mùi tanh nồng, để một lúc đã nổi váng đóng kín trên mặt, rồi từ từ chuyển sang màu vàng ố. “Vì vậy nhà nào cũng phải xây bể để lọc nước. Lọc nước xong chỉ để… tắm, giặt giũ thôi. Dân ở đây làm nông nghiệp, đời sống khó khăn, mỗi tháng phải bỏ vài trăm nghìn đồng để mua bình nước lọc về dùng”, ông Trần Thanh Tuấn (tổ 32) nói.
Tương tự, hơn 210 hộ dân ở Thạch Sơn và xóm Cồn, Hòa Hiệp Nam, Liên Chiểu, cũng phải dùng nước giếng bị nhiễm bẩn để sinh hoạt và ăn uống. Bà Nguyễn Thị Nam, 76 tuổi, phường Hòa Hiệp Nam, nói: “Nước giếng múc lên vàng khè và có mùi hôi rất khó chịu. Quần áo đồng phục của mấy đứa nhỏ giặt giũ ở giếng này cũng ố màu theo”. Theo phản ánh của người dân, trước kia nước ở Thạch Sơn và xóm Cồn rất ngọt và trong vắt. Nhưng từ khi KCN Hòa Khánh về án ngữ thì nước ngầm bắt đầu nhiễm bẩn và có biểu hiện bất thường. Ông Bùi Văn Quốc, Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Nam, cho biết: “Do nguồn nước bị nước thải từ KCN Hòa Khánh ngấm vào gây ô nhiễm, người dân chỉ sử dụng giếng khoan hoặc giếng khơi vì nước máy chưa về đến đây nên mức độ ô nhiễm càng nặng nề hơn”. Trong khi đó, tại trung tâm thành phố, trong những ngày qua một số nơi cũng đã diễn ra tình trạng cắt điện dẫn đến cúp nước liên tục. Theo ông Nguyễn Trường Ảnh, Giám đốc Công ty Cấp nước Đà Nẵng, hiện nguồn nước tại Nhà máy nước Cầu Đỏ bị nhiễm mặn nên chất lượng nước không được bảo đảm. Do đó, đơn vị phải lấy nước từ đập An Trạch nên chi phí đầu vào tăng cao, khiến hoạt động của doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn. “Nếu khu vực này bị cúp điện thì nguy cơ thiếu nước sinh hoạt là điều khó tránh khỏi trong mùa khô. Muốn có nước sạch phải đi mua Thực trạng trên đã tồn tại suốt hơn 3 năm qua tại xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam). Để có nước sinh hoạt, từ tờ mờ sáng đến chiều tối, ông Võ Tấn Hiệp phải vất vả chèo thuyền vượt hơn 5 km từ bên thôn Nhơn Bồi, xã Duy Thành sang bên thôn 1 xã Duy Nghĩa để mua nước về phân phối lại cho bà con trong làng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét