TRÊN THẾ GIỚI CÓ GẦN 2.5 TỶ NGƯỜI ĐANG KHÁT NƯỚC SẠCH...
Ngày Nước sạch Thế giới được Liên Hiệp Quốc chọn vào ngày 22 tháng 3 bắt đầu từ năm 1993 ,kể từ đó đến nay hàng năm cứ đến 22 tháng 3 người ta có các chương trình kêu gọi bảo vệ nguồn tài nguyên nước tên thế giới. Ngày này lần đầu tiên được chính thức đề xuất trong Chương trình nghị sự 21 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc năm 1992 về Môi trường và Phát triển (UNCED) tại Rio de Janeiro, Brazil. Việc chấp hành nghị quyết bắt đầu vào năm 1993 và đã phát triển mạnh kể từ khi công chúng thể hiện sự ủng hộ đối với nó. Người ta kêu gọi công chúng không sử dụng nước một cách lãng phí cũng như tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngọt. Những ngày hành động vì môi trường này đã trở thành một xu hướng ủng hộ phổ biến trên các mạng xã hội như Facebook,Twitter,yahoo... Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên dành ngày này để thực hiện các khuyến cáo của LHQ và thúc đẩy các hoạt động cụ thể trong quốc gia của họ liên quan đến tài nguyên nước của thế giới. Mỗi năm, một trong những cơ quan khác nhau của Liên Hợp Quốc liên quan đến các vấn đề về nước dẫn đầu trong việc thúc đẩy và điều phối các hoạt động quốc tế cho Ngày Nước Thế giới. Kể từ khi thành lập vào năm 2003, Ủy ban nước LHQ (UN-Water) có trách nhiệm lựa chọn chủ đề, thông điệp và lãnh đạo cơ quan của Liên Hợp Quốc cho Ngày Thế giới về nước. Được tổ chức hàng năm, nhưng chưa năm nào nhu cầu giải quyết nước sạch lại trở nên bức thiết tại Diễn đàn nước thế giới như hiện nay. Bản báo cáo của Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) công bố trước thềm hội nghị cho biết trên thế giới có 2,5 tỷ người đang khát nước sạch, chiếm hơn 1/3 dân số toàn cầu. Đây là một con số đáng báo động vì chỉ 2 năm trước đây,năm 2011, con số này chỉ dừng ở 1 tỷ người.Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nhu cầu về nước vào năm 2050 sẽ tăng lên 55%. Đại hội đồng LHQ từng công nhận việc tiếp cận với nước sạch và sống vệ sinh là một quyền của con người. Nhưng quá trình đô thị hóa diễn ra chóng mặt trên toàn cầu vẫn đang cản trở những nỗ lực cải thiện tình hình cung cấp nước sạch ở ngay cả những thành phố lớn.Giáo sư Arjen Hoekstra, Đại học Twente (Hà Lan), cho rằng nước ngọt là nguồn tài nguyên hiếm hoi. Trong khi nhu cầu đang tăng thì nguồn cung lại hạn chế. Mọi người vẫn cứ nghĩ rằng nước trên trái đất còn rất nhiều nhưng thực tế là 97% nguồn nước dự trữ là nước biển. 2% còn lại là băng ở Nam cực và Bắc cực. Nhân loại chỉ còn 1% lượng nước sử dụng được,cụ thể là khi chúng ta nhìn tổng thể trái đất thì thấy chủ yếu là mầu xanh của nước biển. Nước, bao gồm cả nước ngọt và nước mặn,nước là nhu cầu thiết yếu đối với sản xuất và cuộc sống. Nước do thiên nhiên ban tặng, là nguồn tài nguyên vô tận và quốc gia nào cũng có. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế và xã hội, gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu... khiến nguồn "vàng trắng" trở thành một vấn đề báo động toàn cầu. Nhiều quốc gia, kể cả một số nước thuộc vùng nhiệt đới, thiếu nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt. Không ít quốc gia rất khốn khổ vì quá nhiều nước vì lũ lụt, lở đất... Có những lúc, tại một số quốc gia trong khi vùng này đang bị khô hạn, vùng khác phải lo thoát nước đi. Kinh tế, đời sống và xã hội phát triển thì nhu cầu về nước càng nhiều. Trong khi, nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng nguy hiểm. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm đảo lộn việc "phân phối" nguồn nước tự nhiên. Nước biển dâng cao do băng tan đe doạ các vùng ven biển, thậm chí "xóa sổ" một số quốc đảo. Những tai nạn trong khai thác dầu khí, vận tải... trên biển gây ô nhiễm nước biển. Những cơn "hồng thủy", "thủy triều đen", "thủy triều đỏ" xuất hiện nhiều hơn và tác hại của chúng nghiêm trọng hơn. Ðây đó đã xảy ra mâu thuẫn và xung đột tranh giành nguồn nước. Khoa học kỹ thuật hiện đại tạo ra những nguồn năng lượng thay cho than đá và dầu mỏ... nhưng chưa tìm ra chất gì sử dụng thay nước ngọt mà chỉ có thể cải tiến công nghệ lọc nước tốt hơn. Một số quốc gia giàu có đã xây dựng nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt nhưng cũng chỉ ở mức độ giới hạn vì vô cùng tốn kém. Ban tổ chức Tuần Nước Thế giới năm nay cảnh báo, do tác động của dân số gia tăng và tăng trưởng kinh tế, nước đang ngày càng bị lạm dụng. Quá trình đô thị hóa, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và biến đổi khí hậu càng ngày càng gây áp lực nặng nề lên khối lượng và chất lượng nguồn nước. Theo Viện Nước quốc tế Xtốc-khôm (SIWI), cơ quan tổ chức sự kiện này, tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng ở mọi nơi trên Trái đất, với trung bình mỗi ngày khoảng hai triệu tấn chất thải sinh hoạt bị đổ ra sông, hồ và biển. Nghiêm trọng nhất là tại các nước đang phát triển, có đến 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước, khiến nguồn nước cho sinh hoạt con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tại một số nước, có tới một nửa số bệnh nhân phải vào điều trị tại bệnh viện là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp vì thiếu nước và các bệnh liên quan đến nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức FAO cảnh báo, trong 15 năm tới sẽ có gần hai tỷ người phải sống trong tình trạng bị thiếu nước.Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo về vấn đề này với nhan đề "Giữ gìn nước cho tất cả mọi người", trong đó kêu gọi cộng đồng thế giới quản lý tốt hơn các nguồn nước trước nguy cơ khan hiếm nước trên toàn cầu. Báo cáo của WB nhấn mạnh, các nguồn nước phục vụ sinh hoạt của con người và sản xuất nông nghiệp đang bị giảm nghiêm trọng. Hiện có một phần sáu số dân thế giới không được tiếp cận nguồn nước sạch và 30% không được tiếp cận các điều kiện vệ sinh cơ bản. Vì vậy,giải pháp công nghệ xử lý nguồn nước an toàn và tốt cho sức khỏe đang la mối quan tâm lớn của các quốc gia.Mục tiêu của Ngày Nước thế giới năm nay nhằm tập trung sự chú ý của quốc tế vào các thách thức và sức ép ngày càng gia tăng tới nguồn nước từ quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, những bất ổn do biến đổi khí hậu, thiên tai... Với chủ đề này, Liên hợp quốc muốn khuyến khích các chính phủ, tổ chức, cộng đồng và cá nhân trên thế giới chủ động tham gia giải quyết các thách thức đối với công tác quản lý TNN trong bối cảnh đô thị hóa.Thống kê cho thấy, một nửa dân số nhân loại (khoảng 3,3 tỷ người) hiện sinh sống tại các đô thị và quá trình đô thị hóa này vẫn không ngừng gia tăng. Dự báo trong vòng hai thập kỷ tới, gần 60% dân số thế giới (khoảng 5 tỷ người) sẽ trở thành cư dân đô thị. Tất cả sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng và đặc biệt trở nên trầm trọng hơn ở những đô thị có mức độ dễ bị tổn thương cao trước tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai. Quá trình đô thị hóa sẽ không thể bền vững nếu không có những giải pháp hữu hiệu để đối phó với thách thức này. Cụ thể, 1,8 tỉ người đang phải dùng loại nước có mầm bệnh hoặc các chất độc hại. Năm ngoái, LHQ từng nhận định sẽ đạt được 1 trong 8 mục tiêu thiên niên kỷ là giảm số lượng người không được tiếp cận nguồn nước đảm bảo xuống còn dưới 800 triệu người vào năm 2015. Tuy nhiên, báo cáo của WHO cho thấy mục tiêu này khó thực hiện được. Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai, ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Năm 2009, cả nước có 747 đô thị từ loại 5 trở lên và cứ trung bình hơn một tháng lại có thêm một đô thị mới ra đời. Dự báo trong một vài thập kỷ tới, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có nền kinh tế đô thị. Nguồn : Báo Nhân Dân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét